Doanh nghiệp Hoa Kỳ: Ưu tiên tìm nguồn cung từ Việt Nam
Thứ Sáu /  11/06/2021
Tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng hóa 5 tháng đầu năm của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 37,6 tỷ USD, tăng 49,8% so với cùng kỳ năm trước, đưa Hoa Kỳ trở thành thị trường XK lớn nhất của doanh nghiệp (DN) Việt Nam.

Trong 5 năm gần đây, Việt Nam luôn xếp thứ hai về tăng trưởng thị phần XK sang thị trường Hoa Kỳ. Từ đầu năm 2021 đến nay, bất chấp những ảnh hưởng khó khăn từ dịch bệnh, XK vào thị trường này vẫn đang tăng trưởng cao và ổn định.

Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) Nguyễn Hữu Tín - cho biết: Hoa Kỳ đang có xu hướng chuyển dịch nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia cung ứng truyền thống sang các quốc gia mới nổi khác. Trong đó, Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế đối tác hàng đầu của nền kinh tế lớn nhất thế giới.


Thực tế này cũng không nằm ngoài dự tính của các doanh nghiệp (DN) XK. Theo ông Nguyễn Tân Thành - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cơ cấu hàng hóa XK của Việt Nam những năm gần đây có chuyển biến rõ nét. Ngoài những nhóm hàng thế mạnh truyền thống như dệt may, giày dép, thủy sản, các nhóm hàng chế tạo như điện tử, linh kiện, đồ gỗ cũng đã vươn lên vị trí hàng đầu. Hiện, đã có hơn 10 nhóm hàng XK vào thị trường Hoa Kỳ vượt mốc kim ngạch 1 tỷ USD.

Đánh giá của trang tin Material Handling & Logistics của Hoa Kỳ mới đây cho thấy, 43% DN được hỏi tại Hoa Kỳ đều khẳng định Việt Nam nằm trong số 3 điểm đến họ ưu tiên tìm kiếm nguồn cung trong năm 2021, tăng gấp đôi so với năm trước đó. Theo dõi diễn biến về hoạt động xuất nhập khẩu, nhập khẩu từ Việt Nam của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới khi các khảo sát cho thấy, DN nước này đang có xu hướng chọn Việt Nam là một trong những nguồn cung ứng hàng hóa quan trọng cho thị trường Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, cùng với những ấn tượng về kim ngạch XK, DN trong nước cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro về phòng vệ thương mại và rào cản an toàn, chất lượng sản phẩm. Tùy theo mỗi nhóm ngành hàng mà nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu sản xuất sẽ khác nhau. Đơn cử, với sản phẩm gỗ, phải có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng. Với ngành dệt may, phải đảm bảo quy tắc xuất xứ "từ sợi trở đi" mới được công nhận xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan. Nhóm hàng nông - thủy, hải sản, thực phẩm chế biến…, phải tuân thủ quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm do Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quy định. DN Việt Nam cũng quan tâm đúng mức việc bảo hộ thương hiệu DN vào thị trường Hoa Kỳ, tránh tranh chấp xảy ra. Ngoài ra, các tiêu chuẩn, rào cản kỹ thuật của thị trường Hoa Kỳ còn thường xuyên thay đổi, đòi hỏi DN phải không ngừng thay đổi để thích ứng

 

VP Hà Nội

  • Hotline: 090.337.69.96

VP HCM

  • Hotline: 0937.186.996