Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021
Thứ Năm /  29/04/2021
Với mục tiêu sẽ mang đến góc nhìn chuyên sâu, đa chiều về thương mại điện tử Việt Nam cùng giải pháp thay đổi, thích nghi và phát triển bền vững cho các doanh nghiệp, sáng ngày 20/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức lễ công bố Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2021 thông qua Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam - VOBF 2021.


Toàn cảnh Diễn đàn

Năm 2021 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM). Báo cáo được công bố tại Năm 2020, Việt Nam đã chứng kiến một năm phát triển “thần tốc” lĩnh vực Thương mại điện tử (TMĐT) khi Việt Nam là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á có tăng trưởng TMĐT 2 con số, tốc độ tăng trưởng trung bình 18%.

Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2021 cho biết, tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử giai đoạn 2016-2019 khoảng 30%.

Quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng từ 4 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 11,5 tỷ USD năm 2019. Báo cáo dự đoán tốc độ tăng trưởng của năm 2020 tiếp tục duy trì ở mức trên 30% và đạt quy mô 15 tỷ USD.

Năm 2019 – 2020 là giai đoạn khó khăn với rất nhiều doanh nghiệp khi phải đối mặt với một thị trường đầy biến động hậu quả của đại dịch COVID-19. Hơn cả, mỗi doanh nghiệp đều phải nhanh chóng thay đổi, tìm ra giải pháp để thích ứng với sự dịch chuyển trong hành vi tiêu dùng của người mua sau sự “bình thường mới”.

 

Phiên thảo luận tại diễn đàn (Ảnh: Thanh Thương)


Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban chấp hành VECOM cho biết: “Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện nay vẫn đang tập trung ở hai trung tâm kinh tế lớn nhất là Hà Nội và TP.HCM.

Xu hướng hiện nay và đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp thì thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ và được coi là lĩnh vực sôi động nhất trong thị trường kinh tế số Việt Nam”.

Ước tính chung năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng khoảng 15% và đạt quy mô khoảng 13,2 tỷ USD.

Ngoài ra, báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain & Company cũng cho biết, thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD.

Dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô thương mại điện tử nước ta đạt 52 tỷ USD.

“Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã có một năm tăng trưởng ấn tượng và sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2021 và các năm tới”, ông Nguyễn Bình Minh đánh giá.

Về dịch vụ bán lẻ hàng hóa trực tuyến trong năm 2020, sản lượng bưu gửi qua dịch vụ chuyển phát năm 2020 tăng 47%. Những doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu có mức tăng trưởng bưu gửi từ 30% tới 60%.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát thấp hơn so với tốc độ tăng sản lượng.

Cũng trong năm 2020, dịch vụ tiếp thị số tăng trưởng chững lại một chút nhưng vẫn ở mức cao. Doanh số của lĩnh vực này năm 2010 khoảng 26 triệu USD, năm 2015 tăng lên 329 triệu USD, năm 2019 đạt 716 triệu USD và dù gặp đại dịch Covid-19 nhưng con số này năm 2020 vẫn đạt 820 triệu USD.

Dự đoán năm 2021 sẽ tiến tới con số 1 tỷ USD.

“Chuyển đổi số đang tác động mạnh mẽ lên tất các các ngành nghề, bất kể doanh nghiệp đó đang kinh doanh trên lĩnh vực dịch vụ khách hàng, truyền thông kỹ thuật số hay sản xuất hàng hóa, việc cải tiến công nghệ sẽ làm tăng hiệu quả đáng kể trong quá trình sản xuất, phân phối và các dịch vụ khách hàng”, ông Đỗ Hữu Hưng, CEO ACCESSTRADE cho biết.

VP Hà Nội

  • Hotline: 090.337.69.96

VP HCM

  • Hotline: 0937.186.996