Giải pháp giúp Doanh nghiệp Xuất khẩu Việt Nam duy trì và mở rộng kinh doanh quốc tế trước đại dịch Covid-19
Thứ Sáu /  21/02/2020
Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) đã tác động toàn diện ở tất cả các mặt y tế, giao thông, du lịch, giáo dục, thương mại... Đối với lĩnh vực thương mại, có thể thấy dịch bệnh này tác động lớn đối với hoạt động xuất nhập khẩu của toàn cầu trong đó có Việt Nam.



Trong gần 20 năm qua nhân loại đã trãi qua 2 đợt đại dịch khiến nền kinh tế trở nên khó khăn hơn, đợt 1 là những năm 2002-2003 khi dịch SARS – CoV bùng phát tại Trung Quốc và 26 quốc gia trên toàn thế giới đã khiến hàng ngàn người thiệt mạng gây ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế, các hoạt động mua bán hàng hóa truyền thống đình trệ, người dân hạn chế đi ra ngoài và tới những nơi công cộng. Đứng trước tình hình hàng hóa không thể lưu thông như vậy, Ông Jack Ma – Chủ tịch tập đoàn Thương Mại Điện Tử lớn nhất toàn cầu Alibaba đã thành lập sàn giao dịch TMĐT Tmall (B2C) và Taobao (C2C) với mục đích giúp doanh nghiệp, tiểu thương và người dân vẫn có thể tham gia hoạt động mua bán hàng hóa mọi lúc mọi nơi mà không cần phải ra khỏi nhà. Tại thời điểm này Taobao và Tmall đã trở thành giải pháp tối ưu nhất giúp cho hoạt động thương mại tại Trung Quốc vẫn đảm bảo duy trì và không bị gián đoạn, đó cũng chính là thời điểm lên ngôi của TMĐT tại Trung Quốc.

17 năm sau, tức thời điểm hiện tại, loại Covid-19 mới đang lây lan nhanh chóng ở Trung Quốc và 28 quốc gia khác trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chỉ có điều Trung Quốc bây giờ đã là một mắt xích quan trọng của kinh tế toàn cầu, bất cứ sự gián đoạn, suy thoái nào do dịch bệnh cũng sẽ kéo theo cả hệ thống.

Tại Trung Quốc mọi giao dịch trực tiếp vẫn tiếp tục bị đình trệ, mọi hoạt động trong nước chủ yếu là sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến, các cty, xí nghiệp đóng cửa dừng hoạt động hoặc một số công ty cho nhân viên làm việc trực tuyến ở nhà, việc giao thương với các nước khác tạm dừng nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, và với tình hình này sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế toàn cầu.

Trung tâm thương mại vắng người mua sắm

Theo tin chính thức từ Bộ Công Thương ngày 12/2, nghị viện châu Âu chính thức bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), đây là tin vui cho nền kinh tế Việt Nam đặc biệt trong bối cảnh kinh tế đang chịu sự ảm đạm do dịch Virus Corona gây ra.

Hiện nay, EU là một trong số thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này năm 2019 đạt 41,48 tỉ USD và nhập khẩu đạt 14,91 tỉ USD. Do vậy, Hiệp định sẽ giúp chúng ta có điều kiện thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, thu được giá trị gia tăng cao hơn thông qua việc thiết lập các chuỗi cung ứng mới.

Tuy nhiên như người ta vẫn nói trong “nguy” có “cơ”. Hiện xuất khẩu Việt Nam đang chịu những tác động rất lớn từ dịch Covid-19, cũng chính bởi do còn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. Khi thị trường này ngưng trệ, ngay lập tức nông sản rồi vô số hàng hoá khác của chúng ta lao đao kể cả đầu ra lẫn đầu vào. Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp cần tìm thị trường mới để giảm bớt phụ thuộc vào bất kỳ thị trường nào là sự cần thiết. Các thị trường như Nhật, Đức, Hàn Quốc,…. trước đây cũng chủ yếu mua hàng từ thị trường Trung Quốc nay họ cũng chuyển sang mua hàng tại các thị trường khác ngoài Trung Quốc thông qua các trang thương mại điện tử, đây thực sự là cơ hội tốt cho Doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp Xuất khẩu Việt Nam đây được xem là cơ hội để bứt phá vượt qua các nhà cung cấp cạnh tranh trực tiếp tại một số quốc gia đặc biệt là Trung Quốc để tiến sâu, rộng hơn nữa vào các thị trường nhập khẩu toàn cầu trong đó trọng điểm là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Ở thời điểm hiện tại, khi mà các hội chợ, trung tâm triển lãm đang bị hạn chế rất nhiều trong khâu tổ chức thì kinh doanh online hiện đang là giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất trong thời gian này. Rất nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên toàn thế giới hiện đang sử dụng và xem Sàn giao dịch Thương mại điện tử (B2B) Alibaba.com là giải pháp hữu hiệu số 1 cho giao thương toàn cầu và theo thống kê từ tập đoàn Alibaba.com kể từ khi đại dịch bùng phát, số lượng doanh nghiệp tại các quốc gia tham gia đăng ký gian hàng online trên Alibaba.com ngày một gia tăng và đặc biệt nhu cầu hỏi hàng từ các nhà Nhập khẩu quốc tế đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ các nhà cung cấp Vàng của Trung Quốc (GGS) sang các nhà cung cấp Vàng quốc tế (GGS) trên Alibaba.com trong đó Việt Nam được ghi nhận là một trong những thị trường có sự gia tăng đột biến này, điều này cho thấy TMĐT một lần nữa thực sự lên ngôi và phát huy vai trò là giải pháp hữu hiệu nhất trong bối cảnh hiện nay.

Tại Việt Nam, Cty CP Đầu Tư và Công Nghệ OSB - Đại lý Ủy quyền Chính thức của Tập đoàn Alibaba từ năm 2009, với bề dầy kinh nghiệm trên 10 năm đã hỗ trợ cho hàng nghìn DN Xuất khẩu thành công qua Alibaba.com cũng như đang triển khai rất nhiều các hoạt động hỗ trợ cho Doanh nghiệp tiếp cận và kinh doanh thành công  trên Alibaba.com  qua đó giúp các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm trong bối cảnh khó khăn như hiện nay..



Đại diện Tập đoàn Alibaba.com trao giấy chứng nhận 10 năm tại sự kiện kỷ niệm 10 năm hợp tác OSB-Alibaba

Mọi thông tin chi tiết về cách đăng ký gian hàng online trên Alibaba.com cũng như các kỹ năng  khai thác, tiếp cận hiệu quả Nhà nhập khẩu, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn miễn phí. Ngoài ra Quý doanh nghiệp có thể tham khảo các thông tin chi tiết về dịch vụ, các chương trình đào tạo, tư vấn và các câu chuyện thành công của các DN Việt Nam qua địa chỉ http://ggs.osbholding.com  

Trụ sở chính:
Phòng 305, Toà nhà Detech - Số 8A Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 84-024-36404069 - Fax: 84-024-36403669 - Hotline: 0903.376.996

Văn phòng đại diện tại Tp HCM:
Phòng 1001, Lầu 10, Tòa nhà Vina Giầy, 180-182 Lý Chính Thắng, Phường 9, Quận 3, TP HCM
Điện thoại: 028 35.26.12.37 - Fax: 028 35.26.12.43 - Hotline: 0937.18.69.96




VP Hà Nội

  • Hotline: 090.337.69.96

VP HCM

  • Hotline: 0937.186.996