4 xu hướng tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử trong năm 2023
Thứ Năm /  23/03/2023

Bước sang những tháng đầu tiên của năm 2023, nền kinh tế Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu phục hồi đáng kể qua những số liệu khả quá, đặc biệt là trong lĩnh vực Thương mại điện tử. Theo nhận định từ các chuyên gia, sức mua trên các nền tảng thương mại điện tử trong thời gian tới sẽ không sụt giảm, ngược lại còn có những tín hiệu tăng trưởng tích cực với nhiều xu hướng tiêu dùng mới.


Sức mua trên thương mại điện tử tiếp đà tăng trưởng: 


Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2022 của Tổng cục Thống kê cho thấy tổng mức bán lẻ tăng 10,15% so với năm 2021. Các dự báo tăng trưởng kinh tế trong các năm tiếp theo của Việt Nam vẫn duy trì quanh mức 6%, chứng minh tiềm năng to lớn của ngành bán lẻ.

 

Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt sẽ có xu hướng mua sắm thông minh hơn, tìm kiếm thêm nhiều trải nghiệm tinh tế và mong chờ nhận được thêm nhiều giá trị trên hành trình mua sắm trực tuyến".

Để đón đầu xu hướng này, các chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp thương mại điện tử nên tích cực mở rộng nguồn hàng theo nhiều nhóm ngành hàng đa dạng, tăng cường ứng dụng những công nghệ hiện đại để tối ưu hóa hành trình trải nghiệm của người dùng trên nền tảng số, qua đó, tăng cơ hội tiếp cận các nhóm khách hàng tiềm năng mới.

Thế hệ trẻ "chiếm lĩnh" thương mại điện tử:

Thế hệ Gen Z và Alpha đang dần trở thành nhóm người tiêu dùng chủ lực của thương mại điện tử. Gen Z sẽ nhanh chóng chiếm đến 30% tổng lượng khách hàng mua sắm.



Bên cạnh đó, Gen Alpha (sinh năm 2013-2025) cũng sớm tham gia vào thị trường với sự nhạy bén hơn các thế hệ trước. Nhóm người tiêu dùng "bản địa số" (digital native) này lớn lên trong thời đại bùng nổ thiết bị di động, am hiểu các tiện ích công nghệ và cởi mở với những trải nghiệm mới lạ. Sự khôn ngoan trong tiêu dùng của họ bộc lộ qua thói quen xem xét, khám phá và đánh giá các lựa chọn trước khi quyết định mua một sản phẩm.

Đặc biệt để chinh phục nhóm khách hàng này, điều quan trọng nhất chính là phải thật sự thấu hiểu tâm lý, hành vi và thói quen tiêu dùng của họ, từ đó, mang đến những trải nghiệm cá nhân hóa, giúp họ có được sự thích thú ngay trong những lần tương tác đầu tiên.

Thay vì phỏng đoán và giả định Gen Z muốn gì, các doanh nghiệp hãy tận dụng khai thác nguồn dữ liệu lớn về nhóm khách hàng trẻ này để nhìn thấy những insight của họ và biến nó trở thành cơ hội cho mình. Tăng cường đầu tư vào công nghệ, liên tục thu thập dữ liệu và phân tích hành vi người dùng để có những thấu hiểu sâu sắc là con đường ngắn nhất giúp chinh phục tập khách hàng thú vị này.

AR và VR thay đổi cuộc chơi thương mại điện tử

Thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) được nhận định là yếu tố thay đổi cuộc chơi thương mại điện tử. Statista ước tính nền công nghệ AR có giá trị 30,7 tỷ USD, với hơn 400.000 kính AR được bán ra trong năm 2021. Đồng thời, số lượng người dùng VR tại Mỹ sẽ đạt 65,9 triệu vào năm 2023.


Các công nghệ này cho phép người mua hàng tương tác với nội dung số thông qua lồng thông tin ảo vào thế giới thực (AR) hoặc trong không gian ảo hóa (VR). Không cần đến tận cửa hàng, khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm chân thực ở bất kỳ đâu. 


Tính năng mới thu hút sự tham gia của nhiều thương hiệu lớn như Estee Lauder Companies, L'Oreal, Shu Uemura..., góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi đến 3,1 lần và giá trị đơn hàng trung bình tăng đến 11%.

Chủ nghĩa tiêu dùng bền vững

Theo khảo sát của Tập đoàn IBM năm 2021, 90% người tiêu dùng cho rằng dịch Covid-19 đã làm thay đổi cách nhìn của họ về các vấn đề liên quan đến môi trường và tiêu dùng bền vững. Người mua sẵn sàng hạn chế sử dụng mặt hàng của các doanh nghiệp hoặc sản phẩm tác động tiêu cực đến môi trường và cộng đồng.


Việt Nam không nằm ngoài xu hướng này, theo khảo sát cho thấy 82% người dùng ưu tiên lựa chọn những thương hiệu có cùng giá trị xã hội với họ. Họ muốn thương hiệu đóng góp nhiều hơn cho xã hội thay vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận.

Do vậy, doanh nghiệp cần tập trung nâng cao giá trị thương hiệu và trách nhiệm xã hội để có thể chinh phục trái tim người dùng", vị chuyên gia nhấn mạnh.


Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến chuyển, thương mại điện tử lên ngôi, thì sự cạnh tranh trong kinh tế số sẽ ngày càng lớn hơn. Thực tế đòi hỏi các thương hiệu và nhà bán hàng cần liên tục cập nhật những xu hướng, hành vi mua sắm mới của người tiêu dùng để nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp xu thế thị trường cũng như thị hiếu khách hàng.

 





VP Hà Nội

  • Hotline: 090.337.69.96

VP HCM

  • Hotline: 0937.186.996