THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TRẦM LẶNG - DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TÌM HƯỚNG ĐI MỚI
Thứ Năm /  25/05/2023
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc, các doanh nghiệp xuất khẩu đang nỗ lực xoay xở tìm hướng đi mới.

ĐƠN HÀNG SỤT GIẢM MẠNH

Dù đã bước vào giữa quý II, mùa cao điểm đặt hàng của nhiều ngành như đồ gỗ, dệt may, da giày thị trường xuất khẩu vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc. Đơn hàng khan hiếm khiến nhiều doanh nghiệp phải gồng mình xoay xở. Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Việt Thắng Jean cho biết, thị trường xuất khẩu hàng dệt may hiện rất trầm lắng, có thể nói là ảm đạm khi nhu cầu tiêu dùng tại EU đang giảm sâu, thị trường Mỹ chưa có tín hiệu phục hồi.

Trong khi đó, các thị trường khác ở khu vực châu Á cũng giảm dần khi lạm phát, suy thoái lan rộng. Trong quý I, doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp giảm trung bình hơn 20% so với năm 2022. Sang quý II, tình hình đơn hàng vẫn chưa được cải thiện.

Trước đây, doanh nghiệp cho ra mắt các bộ sưu tập thời trang theo kế hoạch và sản xuất đơn hàng theo mùa và thời nay phải “xoay” đơn hàng cho từng tháng, có đơn tới đâu làm tới đó. Thậm chí, không có đơn đặt hàng.


Nhà máy sản xuất ván sàn tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Sao Nam (Bình Dương).


Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt hơn 3 tỷ USD, giảm 21% so với tháng 4/2022. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt khoảng 11,7 tỷ USD, giảm 20% so cùng kỳ năm trước. Các thị trường Mỹ, Trung Quốc, EU đều ghi nhận mức sụt giảm mạnh.

“Hiện cả đơn hàng và đơn giá đều giảm tới 20-30%, cá biệt một số mặt hàng giá giảm tới 40-50%. Đây là điều chưa từng xảy ra với ngành dệt may”, ông Trương Văn Cẩm cho biết.

Cũng như dệt may, các doanh nghiệp ngành gỗ cũng trong tình trạng “đói” đơn hàng. Bà Đỗ Thị Kim Loan - Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại và sản xuất Sao Nam chia sẻ, trước đây 100% sản phẩm ván sàn của công ty chỉ tập trung xuất khẩu đi thị trường Mỹ. Tuy nhiên từ cuối năm 2022 đến nay nhu cầu của Mỹ sụt giảm mạnh khiến đơn hàng xuất khẩu chỉ còn khoảng 35 – 40% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương cho biết, đơn hàng xuất khẩu đi các thị trường quan trọng theo đà giảm từ những tháng cuối năm 2022 đến đầu năm 2023 và tới nay vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Hiện tại, đơn hàng chỉ đủ để nhà máy hoạt động khoảng 50% công suất. Đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp trong ngành gỗ nhiều tháng qua.

Lý giải về nguyên nhân đơn hàng sụt giảm ông Nguyễn Liêm cho biết, do hai thị trường xuất khẩu chính là Mỹ và EU đều giảm cầu tiêu dùng. Dù đã vào giữa quý II nhưng số lượng đơn hàng vẫn rất khan hiếm, nhà máy chỉ hoạt động khoảng 40% công suất. Những đơn hàng doanh nghiệp nhận được đến nay chủ yếu là các đơn hàng nhỏ, số lượng ít và chỉ đủ sản xuất cầm chừng đến hết quý II, chưa có các đơn hàng cho nửa cuối năm.

DOANH NGHIỆP TÌM HƯỚNG ĐI MỚI

Các chuyên gia dự báo, xuất khẩu sẽ còn đối mặt nhiều khó khăn trong những tháng cuối năm 2023. Trong tình hình đó, các doanh nghiệp đều đang nỗ lực xoay xở tìm giải pháp để khắc phục tình trạng không có đơn hàng.

Ông Trần Thế Linh - Giám đốc Công ty giày Viễn Thịnh cho biết, từ khi đơn hàng bắt đầu sụt giảm, doanh nghiệp đã liên tục ra nước ngoài đàm phán với khách hàng để đa dạng chủng loại sản xuất. Nếu như trước đây, công ty chỉ làm một loại giày nữ thì nay công ty mở rộng sản xuất cả giày nam và giày trẻ em.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng giảm giá thành sản phẩm khoảng 10% so với trước. Thậm chí chấp nhận sản xuất không lợi nhuận để giữ đơn hàng.

“Nói đơn giản là công ty chấp nhận làm tất cả sản phẩm mà khách hàng có nhu cầu. Thậm chí, chúng tôi còn nói khách hàng có nhu cầu gì, muốn giá như thế nào thì cứ báo và công ty sẵn sàng đáp ứng. Mặc dù lượng đơn hàng đảm bảo đủ việc làm cho công nhân, song công ty cũng không tăng ca và chưa biết khi nào thị trường sẽ đầy ắp đơn hàng như trước”, ông Trần Thế Linh chia sẻ.



Nhiều doanh nghiệp dệt may đang tìm hướng tái cấu trúc thị trường và khách hàng.


Mục tiêu lớn nhất của các doanh nghiệp ngành gỗ trong nửa đầu năm 2023 là duy trì được hoạt động sản xuất của nhà máy ở mức huề vốn để giữ được càng nhiều lao động càng tốt. Bà Đỗ Thị Kim Loan cho biết, ngay khi thị trường Mỹ chững lại, lãnh đạo công ty Sao Nam đã tìm cách chuyển hướng sang tìm khách hàng ở các thị trường khác như Australia, Canada…để bù đắp phần nào lượng sụt giảm từ thị trường chính.

Cùng với đó, doanh nghiệp cũng chú trọng đến việc tái cấu trúc lại nhà máy, đầu tư thêm từ 30% – 35% vốn để trang bị các máy móc, thiết bị hiện đại hơn nhằm cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao độ chính xác cũng như tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Việc xoay sở, tái cấu trúc thị trường, đơn hàng cũng là hướng đi của các doanh nghiệp ngành dệt may. Ông Phạm Văn Việt - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Việt Thắng Jean cho biết, dù các thị trường mới, thị trường ngách chưa thể bù đắp cho phần sụt giảm tại các thị trường chính, song đây là cách để doanh nghiệp có thể trụ lại. “Không chỉ chấp nhận làm các đơn hàng nhỏ, lẻ trong thời gian ngắn, doanh nghiệp còn phải tái cấu trúc lại sản xuất, đánh giá thị trường, quyết định các kế hoạch sản xuất ngắn hạn theo tháng thay vì theo quý, năm như trước đây”, ông Phạm Văn Việt nhấn mạnh.

Để tiếp cận được nhiều khách hàng nhất, Việt Thắng Jean đã sử dụng các ứng dụng trực tuyến, thương mại điện tử để trao đổi, gửi mẫu tới khách hàng. Thương mại điện tử, một điểm “vàng” mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Thương mại điện tử đã giúp cho các doanh nghiệp giảm số lượng mẫu phải sản xuất thực tế, vừa tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, khách hàng cũng dễ dàng đánh giá và điều chỉnh mẫu hơn trước. Thương mại điện tử đang trở thành một công cụ không thể thiếu đới với doanh nghiệp để mở rộng hoạt động kinh doanh và các giao dịch trực tuyến. Đồng thời thương mại điện tử còn giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu định hướng rõ hơn cho sự phát triển của sản phẩm, thị trường tiếp cận và dịch vụ mà doanh nghiệp xuất khẩu hướng đến rõ ràng hơn.

Tính linh động và hiệu quả của Thương mại điện tử giúp hoạt động kinh doanh trở nên cạnh tranh nhanh và dễ dàng hơn so với các đối thủ trong môi trường kinh doanh quốc tế khốc liệt. Alibaba.com – sàn thương mại điện tử B2B nổi bật về xuất khẩu điện tử, xóa bỏ đi các rào cản đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời giúp họ thâm nhập dễ hơn vào thương mại quốc tế. Alibaba.com cũng là đối tác của hàng nghìn các doanh nghiệp xuất khẩu và cũng kết hợp với nhiều các hiệp hội trên nhiều lĩnh vực khác nhau toàn cầu, đây chính là một “cơ hội vàng”, một “viên ngọc ẩn” mà các doanh nghiệp nên nắm bắt trong quá trình tìm kiếm các cách đột phá, khai thác các thị trường mới.

Tại Việt Nam, tiếp cận thương mại điện tử (TMĐT) muộn hơn so với một số quốc gia khác trong. Tuy nhiên Việt Nam đang là thị trường phát triển TMĐT với tốc độ nhanh ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm lĩnh vực bán hàng đa kênh và thương mại điện tử B2B. Hiện nay tại thị trường Việt Nam Công ty CP Đầu Tư & Công Nghệ OSB là đơn vị tiên phong đã xúc tiến việc hợp tác với Tập đoàn Alibaba.com tại thị trường Việt Nam từ năm 2009, với mục tiêu như một cầu nối cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam với doanh nghiệp nhập khẩu quốc tế, tận dụng tối đa nền tảng xuất khẩu trực tuyến Alibaba.com, đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu ra toàn thế giới, mở rộng thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Công ty OSB được nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế và các hiệp hội ngành nghề “ghi nhận” về những đóng góp trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam. Để tiếp cận, tối ưu hóa nhất cho các doanh nghiệp, Tập đoàn Alibaba.com và Công ty OSB hiện đang cung cấp gói dịch vụ “Gold Supplier” mang lại nhiều lợi ích khi và có thể sử dụng các công cụ cao cấp đầy hiệu quả, tham gia các chương trình đào tạo chuyên sâu về xuất khẩu trực tuyến và các hoạt động hỗ trợ khách hàng thường xuyên của hai công ty kết hợp.

VP Hà Nội

  • Hotline: 090.337.69.96

VP HCM

  • Hotline: 0937.186.996